Gà thay lông khi nào? Cách chăm sóc gà thay lông ngay tại nhà

Kinh nghiệm chăm sóc gà thay lông không bị đứt gãy

Khi chơi gà chọi, việc mong muốn của các sư kê đó chính là muốn gà chiến của mình được khỏe mạnh và đá tốt nhất. Vì thế, biết cách chăm sóc gà thay lông cũng được tìm kiếm và quan tâm không kém. Vậy gà thay lông khi nào? Dấu hiệu nhận biết khi gà thay lông là gì? Hãy cùng SV388 tìm hiểu nhé.

Vì sao gà chọi thay lông?

Việc gà chọi thay lông là điều vô cùng bình thường và được diễn ra vào mỗi cuối hè đến đầu thu. Vào thời điểm này, gà chiến sẽ rũ bỏ lớp lông cũ và thay vào đó bộ lông mới mượt mà và đẹp mắt hơn. Thế nhưng việc gà chọi có ra lông nhanh và đẹp hay không còn phụ thuộc khá nhiều vào cách chăm sóc gà thay lông của sư kê. 

Chăm sóc gà thay lông tại nhà
Chăm sóc gà thay lông tại nhà

Người nuôi gà cần phải nhận biết được dấu hiệu gà chiến muốn thay lông cũng như cách nuôi dưỡng chăm sóc hiệu quả. Điều này không chỉ giúp gà trải qua quá trình thay lông hiệu quả cũng như lông mọc ra được điều và đẹp hơn rất nhiều so với lông cũ.

Dấu hiệu nhận biết gà chọi thay lông?

Chắc hẳn với những ai có kinh nghiệm nuôi hay chơi gà chọi lâu năm thì mua thay lông gà không còn xa lạ gì đúng không nào. Thế nhưng với những ai mới bắt đầu chơi gà không như thế, dấu hiệu gà muốn thay lông vẫn còn khá lạ lẫm. Nếu như không tìm hiểu kỹ có thể nhận định rằng gà đang có dấu hiệu bị bệnh.

Gà chọi thay lông thường diễn ra 4 tháng
Gà chọi thay lông thường diễn ra 4 tháng

Quá trình thay lông ở gà chọi sẽ giúp chúng trút bỏ đi bộ lông cũ và thay vào đó là bộ giáp mới. Việc thay lông gà được diễn ra theo tuần từ, đầu tiên thường là phần đầu, sau đó là xuống cổ, ức, lưng, cánh và cuối cùng là đuôi.

Cách chăm sóc gà thay lông của sư kê có kinh nghiệm

Theo kinh nghiệm của những tay chơi gà lâu năm thì việc chăm sóc gà thay lông còn khó hơn rất nhiều so với nuôi gà tham gia thi đấu. Vì chế độ dinh dưỡng, cách rèn luyện hay chăm sóc đều phức tạp hơn rất nhiều. Nếu không biết cách và chăm kỹ lưỡng thì bộ lông mới thay của gà cũng không được bền, dễ đứt gãy.

Kinh nghiệm chăm sóc gà thay lông không bị đứt gãy
Kinh nghiệm chăm sóc gà thay lông không bị đứt gãy

Hầu hết, gà chọi thay lông thường mất thời gian khoảng 4 tháng, do đó người nuôi hãy chia ra từng giai đoạn để chăm sóc dễ dàng hơn.

Gà bắt đầu thay lông

Ở giai đoạn gà chọi bắt đầu quá trình thay lông thì gà vẫn còn khoẻ nên hãy tăng cường cho chúng ăn nhiều giá, mồi tươi và cà chua.

Mặc khác, nên tắm cho gà vào buổi trưa, sau khi tắm hãy lấy khăn và lau nhẹ vào người của gà. Việc gà chọi thay lông, khẩu phần ăn cũng được khác đi so với ban đầu Hàng ngày vẫn cho gà ăn thóc, thế nhưng phải giảm đi ⅓ lượng đạm, thay vào đó là tăng cường rau xanh và mồi tươi.

Khi nào quan sát thấy gà bạc hẳn lông vào mùa vụ thì hãy cho chúng ăn thêm lạc, mồi vào khẩu phần ăn. Cứ khoảng 3 ngày hãy bổ sung thêm mồi, vitamin đến khi gà chọi thay lông hoàn toàn.

Gà chọi ra lông

Trong giai đoạn này rất quan trọng đến khả năng quyết định gà chiến có bộ lông mượt mà hay xù xì. Khi gà chọi chuẩn bị ra lông khẩu phần ăn của chúng cũng nên được thay đổi. So với gà chiến hãy cho chúng ăn ít hơn ⅔, bổ sung thêm dầu cá, lạc, rau xanh giúp lông mọc ra được óng mượt, cứng cáp hơn. Hàng tuần cho gà ăn thêm 1 quả trứng vịt lộn và miếng thịt nạc nhỏ, điều này rất tốt cho việc ra lông ở gà chọi.

Bổ sung dinh dưỡng giúp quá trình ra lông được hiệu quả nhất
Bổ sung dinh dưỡng giúp quá trình ra lông được hiệu quả nhất

Để cách chăm sóc gà thay lông hiệu quả thì giai đoạn này nên tắm cho gà ít đi và hạn chế cắt tai tích, ảnh hưởng đến sức khoẻ gà chọi.

Gà khô lông

Đây được xem là giai đoạn cuối cùng trong quá trình thay lông ở gà. Khi gà đã khô lông thường tăng cân khá nhanh, do đó hãy điều chỉnh lượng thức ăn được hợp lý hơn. Hãy bỏ đi lượng thịt nạc cho ăn hàng tuần và tắm nắng cho gà vào mỗi sáng sớm. Nếu cứ nuôi nhốt và như hai giai đoạn trên, gà có thể dễ mắc phải bệnh liên quan đến hô hấp. Khi thấy lông gà ra dài và khô lông, khi đó hẳn tiến hành cắt lông cũng như cho gà chọi vần đòn, vần hơi.

Ngoài ra, giai đoạn chờ gà chọi khô lông hạn chế nhốt chúng ở những nơi có độ ẩm cao và cho gà uống nước đầy đủ. Nếu gà thích nghi với điều này việc thay lông sẽ được hoàn tất và hiệu quả vượt trội. Đây cũng được xem là cách chăm sóc gà thay lông được nhiều sư kê có kinh nghiệm sử dụng.

Có thể nói, cách chăm sóc gà thay lông cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Do đó, người nuôi cần phải lưu ý chế độ ăn hàng ngày, tắm trà, tắm nắng đúng thời gian và điều chỉnh hợp lý sao cho gà chọi có được bộ lông tuyệt vời nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *