Cách chữa gà bị khò khè lên đờm là một phương pháp mà bất cứ sư kê nào cũng tìm kiếm và áp dụng trong quá trình nuôi dưỡng gà. Tuỳ vào từng dấu hiệu gà ho khò khè khác nhau từ đó có thể kết luận và đưa ra cách chữa trị phù hợp. Bài viết sau đây hãy cùng SV388 tìm hiểu một số phương pháp, cách chữa bệnh phòng ngừa gà khò khè ngay sau đây nhé.
Dấu hiệu nhận biết gà thở khò khè
Khi gà mắc phải triệu chứng thở khò khè dấu hiệu này không chỉ liên quan đến hơi thở của gà mà còn kèm theo một một vài biểu hiện khác mà ta có thể quan sát như:
Gà ủ rũ, ngồi im và không hoạt bát
Tiếng khò khè phát ra từ mũi sẽ khiến gà chọi khó thở và suy hô hấp, từ đó lượng oxy cung cấp hàng ngày cũng bị hạn chế đi. Đây chính là dấu hiệu có tỷ lệ gà mắc phải cao nhất thường gặp ở triệu chứng này.
Gà biếng ăn, bỏ ăn
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng gà, nếu thấy gà của mình bỏ ăn, biếng ăn thì có thể áp sát kiểm tra tiếng thở của gà. Trong trường hợp nếu phát hiện thấy gà có biểu hiện thở khò khè thì có thể chẩn đoán bệnh và tìm cách điều trị đơn giản hơn.
Phân gà có biểu hiện bất thường
Có thể nói việc gà bị suy hô hấp có thể ảnh hưởng khá nhiều đến bộ phận tiêu hoá, từ đó khi đi ngoài phân có thể bị lỏng, phân xanh hoặc kèm với máu.
Gà bị rụng lông
Nếu người chăn nuôi không phát hiện tình trạng gà bị khò khè trong thời gian dài khi chăm sóc thì gà có thể bị trụi lông, gầy gò và kém phát triển.
Nguyên nhân gà khò khè lên đờm
Để tìm cách chữa gà bị khò khè lên đờm thì hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở gà nhé.
Gà bị cảm lạnh
Được biết, gà là một giống vật nuôi có yêu cầu khắt khe khi nuôi dưỡng ở nhiệt độ và thời tiết phù hợp. Nếu trong trường hợp điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột trong quá trình giao mùa, lúc này gà chưa thích ứng và làm quen với mức nhiệt độ, dẫn đến bị khò khè, cảm lạnh.
Gà có thể chất yếu, gà bị hen
Một số cá thể gà con khi mới nở đã có thể chất yếu di truyền hoặc bẩm sinh từ đời bố mẹ dẫn đến khò khè trong hơi thở. Tuy nhiên trong giai đoạn này, người nuôi có thể khó phát hiện và thường bỏ qua dấu hiệu này. Khi gà con gặp phải bệnh này đến khi trưởng thành sẽ rất khó chữa trị.
Môi trường sống không dọn dẹp thường xuyên
Khi nuôi gà trong môi trường có nhiều bụi bẩn, không thường xuyên được vệ sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến gà dễ mắc phải nhiều loại bệnh về đường hô hấp và tiêu hoá ở gà. Đặc biệt là chứng bệnh khò khè trong hơi thở, khiến gà hụt hơi hay ngáp đớp khí.
Gà bị khò khè do vi khuẩn
Theo SV388, một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khò khè ở gà đó chính là loại vi khuẩn nguy hiểm mang tên Mycoplasma Galliseptium. Loại vi khuẩn này có thể gây nên chứng suy hô hấp tạo nên tiếng thở khò khè. Thông thường, chúng có thể lây lan trực tiếp thông qua đường không khí hoặc di truyền từ gà mẹ trong lúc để trứng bị nhiễm khuẩn.
Cách chữa gà bị khò khè lên đờm hiệu quả
Khi gà bị khò khè, tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân tình trạng mà chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như sau:
Cách chữa gà thở khò khè có đờm và nước mũi
Trong trường hợp thấy gà có biểu hiện này thì khả năng cao đó chính là chúng đang nhiễm phải triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp ở thể mãn tính. Có hai cách chữa gà bị khò khè lên đờm bao gồm:
- Cho gà sử dụng thuốc có chứa ít nhất 1 trong 2 chất đó là Tylosin và Tilmicosin.
- Ngoài ra, trong cách thức áp dụng điều trị bệnh gà khò khè trên theo dạng tiêm thì hãy dùng thuốc tiêm có chứa thành phần Gentatylo hoặc Lincospecto.
Gà khò khè đi kèm với ủ rũ, mệt mỏi
Nếu gà đang có biểu hiện khò khè đi kèm với dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ. Trong đàn gà đang phát triển bắt đầu chết đột ngột vài cá thể thì người chăn nuôi có thể sử dụng thuốc Doxycyclin theo chỉ định của bác sĩ. Có thể nói, đây cũng là dấu hiệu của căn bệnh tụ huyết trùng, bệnh bại liệt và khiến đàn gà chết hàng loạt nếu như không biết cách chữa trị kịp thời.
Chữa gà thở khò khè nhưng không có đờm và nước mũi
Trong các bệnh thường gặp, bệnh E.coli ở gà trưởng thành và gà con cũng khiến chúng có tình trạng thở khò khè và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng ở gà. Đặc điểm nhận dạng căn bệnh này đó chính là gà khó thở, hay ngáp đớp khí nhưng không chảy nước mũi hay lên đờm.
Tuy nhiên, nếu đã cho gà uống thuốc nhưng số lượng gà chết ngày càng nhiều thì hãy nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm và mang đến cơ sở thú y gần nhất.
Trên đây là một số chia sẻ về chứng bệnh gà thở khò khè và một số cách chữa gà bị khò khè lên đờm hiệu quả mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng trong chăn nuôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bà con có được các kiến thức nuôi gà hiệu quả.