Tổng hợp các bệnh thường gặp ở gà và phương pháp phòng trị

Gà cắn mổ lẫn nhau khiến tỷ lệ sinh trưởng kém đi

Nuôi gà thả vườn được xem là một phương pháp khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nhiệt độ thay đổi cũng dễ dẫn đến các bệnh thường gặp ở gà khiến chúng ủ rũ, thậm chí bị chết đi. Hãy cùng với SV388 tổng hợp các bệnh gà thường mắc phải và cách điều trị chi tiết qua bài viết sau nhé.

Bệnh Newcastle

Một trong các bệnh thường gặp ở gà đó chính là Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù, dịch tả. Đây được xem là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm xảy ra trên các gia cầm như chim, gà. vịt, ngỗng, bồ câu,… Nó lây lan rất nhanh và có tỷ lệ khiến gà ủ rũ và chết đi nhanh chóng, gây thiệt hại to lớn cho ngành công nghiệp chăn nuôi.

Bệnh Newcastle - dịch bệnh thường gặp ở gà
Bệnh Newcastle – dịch bệnh thường gặp ở gà

Newcastle là loại bệnh do virus Paramyxo gây ra trên tất cả các lứa gà hầu như 100%. Mặc khác, loại bệnh này thường được lây lan qua thức ăn, không khí, nước uống với tốc độ lan truyền vô cùng nhanh chóng. Hơn thế nữa, con virus này còn có thể tồn tại trong môi trường không khí trong thời gian dài, nếu chăn nuôi gà trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời nhưng dễ bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng thông dụng trong chăn nuôi.

Hiện nay, bệnh Newcastle không có thuốc trị đặc hiệu mà chủ yếu người chăn nuôi chỉ sử dụng các biện pháp hạn chế ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát thêm mà thôi. Trong trường hợp, hãy bổ sung vitamin C và chất điện giải khác để hạn chế quá trình lây lan từ gà này sang gà khác.

Bệnh tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng cũng được xem là bệnh có nguy cơ gây tử vong ở gà rất cao. Loại bệnh này thường lây lan rất nhanh và hầu như tỷ lệ gà sống được là bằng không. Bệnh tụ huyết trùng thường bùng phát trong môi trường thời tiết có độ ẩm cao nhất là thời tiết giao mùa. 

Trong điều kiện thường sức đề kháng của gà có thể tự ngăn ngừa loại bệnh này, tuy nhiên nếu gà mắc phải bệnh cảm hoặc bị giảm đề khác thì rất dễ bị vi khuẩn này xâm nhập phát bệnh. Con đường lây lan nhanh nhất của dịch bệnh này đó chính là qua hệ tiêu hóa và đường hô hấp.

Bệnh tụ huyết trùng thường xuất hiện trong thời tiết giao mùa
Bệnh tụ huyết trùng thường xuất hiện trong thời tiết giao mùa

Chúng ta không thể biết dịch bệnh này có thể diễn ra bất cứ lúc nào, vì thế cách điều trị tốt nhất đó chính là sát trùng, tiêu độc chuồng trại thường xuyên 2 lần/tuần và phun trực tiếp vào trại chăn nuôi.

Nên xử lý gà chết, tách riêng những chú gà còn khỏe mạnh để tiện thể theo dõi và điều trị riêng biệt. Đối với gà khỏe mạnh không nên cho tiếp xúc chúng, chăm sóc chế độ ăn uống một cách khoa học và bổ sung thêm chất điện giải.

Bệnh nhiễm khuẩn Ecoli

Một trong các bệnh thường gặp ở gà thì ta không thể không nhắc đến Ecoli. Loại bệnh nhiễm khuẩn này gây thiệt hại lớn cho kinh tế cũng như trong chăn nuôi của người dân. Bệnh Ecoli là loại bệnh do vi khuẩn cùng tên gây ra thường lây qua đường tiêu hóa khiến gà bị viêm màng bụng, nhiễm trùng huyết, viêm vòi trứng,… Tỷ lệ chết của căn bệnh này thường rơi vào khoảng 20-60% trên gia cầm.

Bệnh truyền nhiễm Ecoli ở gà
Bệnh truyền nhiễm Ecoli ở gà
  • Triệu chứng của bệnh này không rõ ràng nhưng bạn có thể thông qua các biểu hiện như sau mà đưa ra phán đoán.
  • Gà con khi nở ra bị viêm rốn hoặc bụng sưng to, mặc khác lòng đỏ ở vỏ trứng chưa được tiêu hết.
  • Thường thấy gà uống nhiều người nhưng đi ngoài phân trắng-xanh, có bọt khí.
  • Gà con 5 tuần tuổi có biểu hiện khó thở, sốt cao, bỏ ăn, ủ rũ, viêm kết mạc, có con bị viêm khớp chân đi không vững.

Bệnh gà cắn mổ lẫn nhau

Gà cắn mổ lẫn nhau được xem là hiện tượng gà hay cắn mổ vào cơ quan nội tạng đồng loại. Loại dịch bệnh này thường xảy ra ở tất cả gia cầm trong đó nhiều nhất là gà thả vườn. Nhìn tổng thể căn bệnh này không nguy hiểm nhưng chúng cũng là nguyên nhân khiến gà chậm lớn, rụt rè, biến ăn, tỷ lệ chết cao và chất lượng thịt kém. Vì thế, khi thấy gà có hiện tượng này bạn nên tìm cách khắc phục hiệu quả về sau.

Gà cắn mổ lẫn nhau khiến tỷ lệ sinh trưởng kém đi
Gà cắn mổ lẫn nhau khiến tỷ lệ sinh trưởng kém đi

Biện pháp phòng bệnh này hiệu quả đó chính là không nuôi gà trong môi trường chất chội, hạn chế khiến gà bị stress, hạn chế để ánh nắng chiều trực tiếp vào trang trại và đảm bảo lượng thức ăn, nhất là giai đoạn gà con đang thay lông.

Bệnh phù đầu

Bệnh phù đầu hay còn gọi là bệnh sổ mũi do vi khuẩn truyền nhiễm Coryza gây nên. Loại bệnh này thường xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào ở gà nhưng phổ biến đối với gà con từ 4 tuần tuổi trở lên. Bệnh khiến tỷ lệ chết không cao nhưng cũng là tiền đề để tạo nên các căn bệnh như tụ huyết trùng, đậu gà, khiến gà chết, chậm lớn gây thiệt hại cho bà con.

Trên đây là một các bệnh thường gặp ở gà mà chúng tôi đã chia sẻ để anh em cùng theo dõi. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn biết cách phòng bệnh hiệu quả cho đàn gà của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *