Top 5 loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn và cách điều trị

bệnh thường gặp ở gà thả vườn

Mô hình chăn nuôi gà thả vườn hiện nay được xem là phương pháp truyền thống được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên các bệnh thường gặp ở gà thả vườn cũng là nguyên nhân khiến cho người chăn nuôi đau đầu và muốn tìm kiếm cách phòng chống và điều trị hiệu quả. Do đó, qua bài viết này, SV388 sẽ giới thiệu đến bạn một số cách trị bệnh thường gặp ở gà thả vườn hiệu quả nhất.

Bệnh tụ huyết trùng

Tụ huyết trùng hiện được đánh giá là một trong số bệnh thường gặp ở gà thả vườn có mức độ truyền nhiễm và lây lan cao. Đặc biệt nhất là ở gà chọi và gà thả vườn, căn bệnh này có tỷ lệ chết khá cao và nhiễm trùng toàn thân.

Nếu như bệnh tự phát trong đàn gà trên 3 tuần tuổi thì bệnh thường diễn ra lẻ tẻ mà thôi. Đối với trường hợp gà bệnh lây sang gà khỏe thì lại phức tạp và khó giải quyết hơn.

bệnh thường gặp ở gà thả vườn
Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết được gà đang mắc phải bệnh tụ huyết trùng:

  • Gà có biểu hiện thở nặng, sổ mũi, thở khò khè và phát ra những âm thanh đặc trưng. 
  • Đầu và mặt của gà sưng to theo thời gian, có thể sốt cao lên đến 40 độ.
  • Đầu gà thường nghiêng sang một bên và khó khăn trong việc đi lại.

Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà được xem là phương pháp hiệu quả và tích cực nhất. Ngoài ra, tiêm phòng vaccine định kỳ theo đúng liều lượng liên tục trong 5 ngày sẽ giúp gà điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp hiệu quả.

Bệnh cầu trùng ở gà

Khi nhắc đến các bệnh thường gặp ở gà thả vườn thì ta không thể không nhắc đến căn bệnh cầu trùng. Căn bệnh này thường mắc phải ở gà nuôi theo mô hình thả vườn có độ tuổi từ 10-25 ngày. 

Sau khi mắc bệnh, gà thả vườn sẽ nhanh chóng chết đi, đây có thể được xem là thời gian nguy hiểm cho người chăn nuôi. Biểu hiện khi một cá thể gà mắc phải dịch bệnh cầu trùng là đi ngoài có phân xanh loãng kèm với đó là máu tươi. Mặc khác mào của gà còn chuyển sang tái nhợt, chậm chạp khi di chuyển, gà ủ rũ, biếng ăn.

bệnh thường gặp ở gà thả vườn
Bệnh cầu trùng khiến sức khỏe của gà yếu đi

Đối với căn bệnh này khi mắc phải ở gà thả vườn thì chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng các phương thuốc sau:

  • Thuốc Az.Diazuril Oral: Được xem là một loại thuốc điều trị bệnh nguy hiểm trong đó có cả bệnh cầu trùng. 
  • Via Coxtoltral: Loại thuốc này có thể ức chế được sự phát triển của cầu trùng, đặc biệt ngăn ngừa khả năng bệnh lây lan đến ruột non, manh tràng.

Bệnh bạch lỵ ở gà

Bệnh bạch lỵ hay còn gọi là bệnh tiêu chảy, đi ngoài phân trắng và dính bết vào hậu môn. Đây cũng được xem là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở gà đặc biệt là gà thả vườn. Khi gà bị bệnh chúng sẽ có biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi, bụng phình to, đi lại xiêu vẹo và biếng ăn.

Là một căn bệnh nguy hiểm ở gà, do đó khi thấy gà có dấu hiệu mắc bệnh thì anh em nên nhanh chóng cách ly và sát khuẩn vệ sinh chuồng trại. Đặc biệt, ở gà thả vườn, cũng cần được bổ sung thêm những khoáng chất, vitamin cần thiết giúp gà nâng cao sức đề kháng, sức khỏe.

Bệnh khô chân ở gà

Bệnh chướng diều khô chân hiện nay được xem khá phổ biến đối với gà ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chính khiến bệnh này xảy ra đó chính là gà con không được người chăn nuôi cung cấp đủ nước hoặc quá trình ăn uống thiếu chất. Khi mắc phải bệnh này, gà sẽ có biểu hiện chán ăn, mất nước kéo dài kèm theo đó là sụt chân, gầy gò theo thời gian.

bệnh thường gặp ở gà thả vườn
Bệnh khô chân ở gà xảy ra vì chế độ ăn uống

Đối với bệnh thường gặp ở gà thả vườn nhất là bệnh khô chân thì việc vệ sinh chuồng trại là điều khá cần thiết. Đặc biệt, đối với gà thả vườn việc vệ sinh cần phải phát triển khu vực rộng hơn.

Cách điều trị gà bị khô chân hiệu quả nhất đó chính là sử dụng thuốc Az.Quinotec, một loại siro giúp điều trị bệnh chướng diều khô chân hiệu quả và được nhiều người sử dụng.

Bệnh giun sán ở gà

Có thể nói, đối với hình thức chăn nuôi gà khác, thì chăn nuôi gà thả vườn sẽ có nguy cơ nhiễm phải bệnh giun sán cao hơn. Khi nhiễm bệnh này gà thường còi cọc, chậm lớn, biếng ăn, di chuyển không linh hoạt và mào nhợt nhạt. 

Bệnh giun sán khiến gà mệt mỏi, ủ rũ
Bệnh giun sán khiến gà mệt mỏi, ủ rũ

Vì thế, sau khi phát hiện cá thể gà nào đó có biểu hiện như trên thì bà con hãy cách ly chúng ra khỏi đàn gà để ấu trùng không phân tán rộng rãi và lây lan.

Phương pháp điều trị giun sán ở gà đó chính là sử dụng Viamectin 25 giúp loại bỏ các loại giun ký sinh trong cơ thể. Hoặc anh em cũng có thể sử dụng thuốc đặc trị giun sán Alben Forte diệt ấu trùng ký sinh.

Kết luận

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn mà chúng tôi đã tổng hợp đến cho các bạn cùng tham khảo. Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong cách tìm kiếm và tổng hợp cách điều trị dịch bệnh liên quan ở gà thả vườn thì đừng ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *