Bệnh hen gà và cách phát hiện điều trị kịp thời

Bệnh hen gà

Từ xưa đến nay bệnh hen gà được xem là nỗi lo của nhiều người chăn nuôi dù đây cũng là căn bệnh khá phổ biến. Bởi bệnh tích của chúng có thể khiến năng suất sinh trưởng gà bị giảm sút đáng kể thế nhưng lại không có cách phát hiện kịp thời trong giai đoạn đầu. Do đó, trong bài viết sau đây, SV388 sẽ giới thiệu đến bạn các nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị bệnh hen ở gà hiệu quả.

Bệnh hen gà là bệnh gì?

Bệnh hen gà hay còn gọi là bệnh hen khẹc, là một loại bệnh viêm đường hô hấp ở gà, do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên. Khi gà mắc phải bệnh này, chúng sẽ thở khò khè liên tục trong một thời gian dài, sau đó sẽ xuất hiện các biểu hiện như chảy nước mắt, ỉa phân xanh, sưng khớp. 

Bệnh hen gà
Bệnh hen gà do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên

Có thể nói, đây được xem là một căn bệnh xuất hiện phổ biến ở gà, chúng lây lan nhanh và có tỷ lệ gà bị mắc bệnh rất cao. Đặc biệt bệnh này lại không có dấu hiệu đặc trưng nhận biết thế nên khiến bà con chăn nuôi hay nhầm lẫn với bệnh khác như viêm phế quản, bệnh ORT hoặc bệnh bại liệt ở gà. Bởi những loại bệnh này gà cũng thường xuất hiện những triệu chứng và hen khẹc liên tục.

Vậy gà bị hen do đâu? Những dấu hiệu nào thường xuất hiện cụ thể và cách phân biệt bệnh hen ở gà, hãy cùng SV388, tìm hiểu tiếp nhé.

Nguyên nhân gây nên bệnh hen gà

Như chúng tôi đã nói ở trên, bệnh hen gà là loại bệnh do vi khuẩn gallisepticum gây nên và được biết đến là một vi khuẩn dạng đơn bào không có vách.

Bệnh hen gà
Nguyên nhân khiến gà bị hen khẹc

Vi khuẩn nên bệnh hen khẹc thường ký sinh chủ yếu trên cơ thể của chiến kê, nếu như sống ở niêm mạc thì sẽ “trú ngụ” tại đó lâu hơn khoảng 5 ngày. Mặc khác, trong lòng đỏ trứng gà sự sống của chúng còn tăng nhiều hơn lên đến 15 ngày và nếu ở ngoài cơ thể gà thì sẽ sống được 3 ngày.

Mặc khác, dù có sức sống ở điều kiện môi trường nhiệt độ thường thế nhưng chúng lại dễ bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng, diệt khuẩn. Trong đó các sản phẩm như Bencid 200 hoặc iodine 10% đều có thể diệt khuẩn rất tốt.

Con đường lây lan bệnh ở gà

Gà khi bị hen khẹc thường xuất hiện chủ yếu ở những con gà đang trong quá trình hình thành trứng, gà đẻ hoặc gà giống thông qua các con đường như:

  • Lây lan trực tiếp từ cá thể gà ốm sang gà khỏe mạnh.
  • Lây lan từ bố mẹ sau đó thông qua trứng rồi tới gà con mới nở.
  • Lây gián tiếp từ các động vật trung gian như ruồi, muỗi trong chuồng trại.
  • Lây trực tiếp thông qua quá trình giao phối con trống và con mái.

Biểu hiện khi gà mắc bệnh hen

Bệnh hen thường gặp ở gà thịt khoảng 4-5 tuần tuổi hoặc gà hậu khoảng 7-8 tuần tuổi với các biểu hiện như:

Khi cá thể mới bị nhiễm bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như giảm ăn, biếng ăn, chảy nước mũi lúc đầu sẽ dịch trong suốt, sau đó đặc dần và có nhầy màu trắng.

Khi gà đã mắc bệnh khoảng 3 ngày thì sẽ thở khò khè, ho, chảy nước mắt, khó thở nhất là về ban đêm, gà ngủ không được sâu giấc. Gà kém ăn khiến lông xơ xác, sút cân nhanh chóng dẫn đến gầy yếu và sản lượng trứng trong cơ thể giảm dần.

Bệnh hen gà
Chiến kê bị hen khẹc thường có biểu hiện ủ rũ, kém ăn, sản lượng trứng yếu đi

Bệnh tích của gà bị hen thường thấy rõ nhất như: Gà bị hen khẹc sẽ có hiện tượng sưng đầu, chảy nước mắt, xoang mũi chứa nhiều dịch nhầy và chất bã đậu. Khí quản khi đó sẽ xuất hiện bọt khí, khi bệnh nặng hơn sẽ thấy cục casein màu vàng trong khí quản.

Phổi bị viêm cứng, túi khí mờ đục và có màu đỏ sẫm. Thành túi khí thô nhám, viêm dày. Màng gan, màng bao tim xuất hiệu màu sắc vàng xám,…

Cách phân biệt bệnh hen gà với bệnh dịch khác

Có thể nói, bệnh hen gà thường xuất hiện các bệnh tích khác nên khiến cho người chăn nuôi dễ nhầm lẫn.

Bệnh hen khẹc khiến bà con bị nhầm lẫn với dịch bệnh khác
Bệnh hen khẹc khiến bà con bị nhầm lẫn với dịch bệnh khác

Thứ nhất, bệnh hen có nhiều biểu hiện giống với viêm phế quản ở gà. Ở căn bệnh này chúng cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như gà hen khẹc, khó thở, biếng ăn, ủ rũ, mệt mỏi. Thận sưng to dễ nhận thấy, có màu vàng nhạt và ứ đọng nhiều urat,.. Bệnh này có biểu hiện tương tự như bệnh hen thế nhưng nguy hiểm và có tỷ lệ chết nhanh và cao hơn.

Thứ hai, bệnh viêm thanh phế quản truyền nhiễm. Bệnh này thường gặp chủ yếu ở gà hậu bị sinh sản. Chúng cũng xuất hiện các biểu hiện như hen khẹc thế nhưng khi kiểm tra ở mũi, miệng lại có dịch nhầy màu trắng, vách chuồng hay nền tường khi kiểm tra sẽ có vệt thâm đen.

Thứ ba, gà mắc bệnh viêm đa xoang: Ở dịch bệnh này gà sẽ có triệu chứng hen khẹc, ngáp khí, khi cá thể gà mắc phải bệnh này tỷ lệ chết sẽ 80-90%. Khi mổ khám sẽ thấy ở phế quản gốc xuất hiện hai cục mủ và có áp xe màu vàng trong phổi.

Kết luận

Trên đây là một số biểu hiện, nguyên nhân xuất hiện bệnh hen mà bạn có thể biết. Hy vọng những thông tin mà SV388 mang đến sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và giải quyết được tình trạng chăn nuôi gà trong sản xuất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *