Bệnh E.coli ở gà – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh E.coli ở gà

Ngày nay, bệnh E.coli ở gà được xem là một căn bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm với nhiều bệnh tích trên cơ thể. Mặc khác, căn bệnh thường đi kèm với nhiều bệnh khác như bệnh cầu trùng, bệnh tụ huyết,.. gây ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề đối với người chăn nuôi. Để biết rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng SV388 tìm hiểu chi tiết nhé.

Nguyên nhân gây nên căn bệnh E.coli ở gà

Bệnh E.coli được xem là một căn bệnh gây nhiễm trùng do vi khuẩn Escherichia Coli gây nên. Hầu hết các loại gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể mẫn cảm và mắc phải bệnh E.coli. Thời gian ủ bệnh thường rơi vào khoảng 1-3 ngày sau đó sẽ gây nên hiện tượng nhiễm trùng huyết. Triệu chứng và biểu hiện của chúng thường khiến người chăn nuôi nhầm lẫn với bệnh tụ huyết trùng ở gà.

Theo SV388, vi khuẩn E.coli được xem là loại vi khuẩn sinh sống trong ruột non của gia cầm và nhiều loài động vật khác. Thông thường, các vi khuẩn gây hại này sẽ được vi sinh vật kiểm soát. Tuy nhiên nếu cơ gà bị ốm hay yếu đi thì đây cũng là cơ hội giúp số lượng vi khuẩn sản sinh quá mức và gây ảnh hưởng đến cơ thể gia cầm.

Bệnh E.coli ở gà
Vi khuẩn E.coli gây bệnh cho gà

Mặc khác, chúng có thể sống trong môi trường không khí, từ 2-3 tháng và rất dễ lây lan bằng các đường như:

Lây lan thông qua phân của gà bị mắc bệnh, có thể nói đây cũng là tác nhân khiến trứng của gà con khi chưa nở đã nhiễm phải bệnh. Hơn thế nữa, bệnh cũng dễ dàng được lây lan thông qua buồng trứng hoặc ống dẫn trứng của gà mẹ đã bị nhiễm bệnh.

Trong quá trình ấp trứng có thể máy ấp trứng không được đảm bảo vệ sinh hoặc có nhiệt độ không thích hợp cũng là nguy cơ rủi ro khiến vi khuẩn sinh sôi.

Bệnh E.coli ở gà
Biểu hiện của gà nhiễm bệnh E.coli

Mặc khác, bệnh này cũng được lây lan thông qua quá trình giao phối trong thời gian ngắn, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết nhất đó chính là tại các trang trại nuôi gà thương phẩm.

Ngoài ra, môi trường thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, hoặc khu vực chăn nuôi quá chật chội khiến gà bị stress, ngộ độc, cắn mổ lẫn nhau. Bên cạnh đó, việc thay đổi khẩu phần ăn hoặc để gà bị đói trong thời gian dài, ăn không đúng bữa cũng khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh E.coli.

Triệu chứng khi gà mắc phải bệnh E.coli

Bệnh E.coli ở gà thường ít biểu hiện ra các triệu chứng và thường thay đổi theo nhiều nguyên nhân khác bao gồm:

Bệnh E.coli ở gà
Một số triệu chứng nhiễm bệnh ở gà
  • Gà mắc bệnh thường có biểu hiện bơ phờ, ủ rũ, xù lông, không có cảm giác thèm ăn và hô hấp khó khăn.
  • Gà đi ngoài thường xuất hiện phân màu vàng hoặc phân dính vào lỗ thông hơi bẩn.
  • Gà bị nhiễm trùng máu có thể gây tử vong, viêm khí quản hoặc viêm màng phổi, viêm màng tim, viêm các cơ quan nội tạng,…
  • Mặc khác, bệnh E.coli xảy ra trên gà còn khiến chúng bị tổn thương, viêm đường ống dẫn trứng hay khiến cho ống trứng bị dãn ra, chứa đầy dịch tiết.
  • Gà mắc bệnh E.coli thường thấy nhất tại các vùng như thân sau, đầu, quanh hốc mắt hoặc viêm vùng dưới da. Cùng với là những biểu hiện viêm kết mạc mắt, đầu gà sưng phù nề hoặc manh tràng bị sưng đỏ.

Cách điều trị và phòng bệnh E.coli ở gà

Để điều trị căn bệnh E.coli ở gà hiệu quả thì người nuôi cần phải theo dõi, quan sát và điều trị kịp thời. Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều các phương thuốc đặc trị bệnh E.coli mà bạn có thể tham khảo như thuốc kháng sinh fosfomycin, ceftiofur, gentamycin hoặc colistin.

Hàng ngày, bạn có thể sử dụng những loại thuốc này trộn vào thức ăn hoặc nước uống của gà. Đồng thời bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm chất điện giải, men vi sinh hoặc vitamin cần thiết giúp tăng cường đề kháng cho gà.

Bệnh E.coli ở gà
Phòng bệnh E.coli

Ngoài ra, đối với những chú gà mắc bệnh nặng, có thể trực tiếp sử dụng Colinorcin, Vimexyson theo hướng dẫn sử dụng và đúng liều lượng, tiêm trực tiếp vào bắp của gà..Mặc khác, cần bổ sung thêm chất điện giải, chất hỗ trợ làm sạch đường ruột và vitamin để kích thích quá trình phục hồi của gà.

Để có thể phòng tránh dịch bệnh E.coli ở gà hiệu quả, đầu tiên bà con hãy giữ cho hệ thống trang trại, chuồng nuôi được sạch sẽ, thoáng mát bằng cách phun thuốc diệt khuẩn. Hơn hết, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo lượng thức ăn không bị ôi thiu trong giai đoạn chăm sóc gà con và gà trưởng thành.

Nên tiến hành sát trùng lồng ấp theo định kỳ, những khu chăn nuôi gà cũng được sát trùng, tiêu độc an toàn cho gia cầm. Hàng ngày hãy vệ sinh máng uống, máng ăn sạch sẽ, lau chùi khô ráo, tránh cho gà ăn thức ăn ôi thiu hoặc nhiễm bẩn.

Mặc khác, quá trình nuôi cũng cần bổ sung thêm thuốc kích thích hoặc thuốc bổ giúp tăng cường đề kháng. Đặc biệt vào các giai đoạn giao mùa, gà thường sẽ bị stress, chán ăn vì thế nên phòng ngừa hiệu quả bằng thuốc vaccine cho gà.

Kết luận

Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh E.coli ở gà mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng các phương pháp điều trị bệnh và phòng bệnh E.coli sẽ mang lại hữu ích cho quá trình chăn nuôi của bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *