Khi nhắc đến bệnh Gumboro ở gà ắt hẳn trong tất cả chúng ta đều sẽ ngạc nhiên và tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội. Có thể nói căn bệnh này thường gây nên nhiều thiệt hại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi, gia cầm. Do đó, trong bài viết này, SV388 sẽ giới thiệu đến bạn thông tin chi tiết nhất về bệnh Gumboro và cách điều trị chi tiết nhất.
Bệnh Gumboro ở gà là gì?
Bệnh Gumboro là loại bệnh có tên tiếng anh là Infectious Bursal Disease (IBD). Đây được xem là một loại bệnh với mức độ truyền nhiễm cấp tính và có tốc độ lây lan khá cao. Bệnh gumboro thường diễn ra trên người gà con từ 1-12 tuần tuổi, đặc biệt gà từ 3-6 tuần tuổi rất dễ nhiễm bệnh nhất.
Bệnh do virus Gumboro sẽ khiến túi Fabricius ở gà bị teo đi, xuất huyết hoặc sưng lên. Vào năm 1957, căn bệnh này đã được phát hiện ở ngôi làng Gumboro, từ đó người Mỹ đã đặt lên bệnh này là Gumboro.
Mức độ lây lan của bệnh Gumboro ở gà?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, Gumboro là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất dễ dàng lây lan thông qua nhiều đường và môi trường khác nhau. Trong đó có thể nói đến như:
- Bệnh lây nhiễm từ gà mẹ sang gà con thông qua vỏ trứng.
- Lây nhiễm qua chế độ dinh dưỡng, nước uống và không khí xung quanh.
- Lây nhiễm qua dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, hệ thống chuồng trại.
- Lây lan qua đường vacxin đường điều chế từ phôi gà vô tình bị nhiễm phải virus.
Qua đó, gà từ 3-6 tuần tuổi được xem là thời điểm xuất hiện triệu chứng nặng nhất và tỷ lệ chết cao. Mặc khác, loại virus gây bệnh này còn có đề kháng cao so với các thuốc diệt côn trùng, sát khuẩn và trong môi trường khác nhau. Do đó chúng có thể tồn tại trong thức ăn, chuồng trại chăn nuôi với thời gian vài tháng.
Nguyên nhân gây nên bệnh Gumboro ở gà
Virus Gumboro chính là tác nhân chủ yếu gây nên bệnh Gumboro ở gà. Loại virus này có thể tồn tại ở hai dạng đó chính là gây bệnh ở gà tây và gây bệnh ở gà ta. Mục tiêu tấn công của nhóm virus này đó chính là túi Fabricius, do đó độ tuổi gà dễ bị nhiễm bệnh thông thường trong lứa tuổi túi Fabricius đang phát triển.
Bệnh lây nhiễm thông qua phần, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống sau đó đi sâu vào hệ tiêu hóa. Thậm chí vì gà khỏe cắn mổ nhau với gà bệnh khiến virus lây lan từ đó. Sau 4-5 giờ virus Gumboro đi vào cơ thể gà, tiếp đó chúng sẽ xâm nhập vào máu, đi qua khắp các cơ quan nội tạng và cuối cùng và túi Fabricius.
Đặc biệt, khi chúng kết hợp với lượng chất bổ thể trong máu sẽ tạo nên các cục máu đông, khi vỡ ra sẽ gây sốt huyết cơ, xuất huyết cơ quan nội tạng và túi Fabricius bị sưng phù.
Gà khi nhiễm bệnh sẽ có tỷ lệ ốm khá cao, mặc dù bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến gà. Thế nhưng vì hệ miễn dịch của gà bị virus phá hủy thế nên khiến chúng dễ dàng mắc phải những căn bệnh khác, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Phân biệt bệnh Gumboro với các bệnh khác
Hội chứng thiếu máu, viêm gan thể vùi: Khi gà mắc phải chứng bệnh này, cơ thể cũng dần uy nhược, lờ đờ và lông dựng ngược. Khi khám tổng quan bên trong, gan của gà sẽ vàng và sưng to, có nốt xuất huyết dễ vỡ.
Bệnh Newcastle: Gà mắc bệnh Newcastle cơ thể cũng có triệu chứng suy nhược, tiêu chảy phân xanh, nghẹo cổ. Gà phát ra tiếng kêu khác với thường ngày, đỉnh ống tuyến xuất huyết cùng với đó là ruột non, manh tràng, lỗ huyệt cũng lở loét, xuất huyết.
Phương pháp điều trị bệnh Gumboro xảy ra ở gà
Bệnh Gumboro nếu như phát hiện kịp thời hoặc biết cách chữa trị khoa học thì khả năng gà khỏi bệnh sẽ rất cao. Tuy nhiên trong quá trình này, anh em nên hài hòa bổ sung thêm nhiều yếu tố như cung cấp điện giải, hạ sốt, thuốc chống xuất huyết, thuốc trợ lực,… Như vậy, khi chữa bệnh Gumboro ở gà thì bạn chỉ cần những bước sau:
Bước 1: Hòa 280g nước điện giải Anti-Gumboro kèm với 20 lít nước sạch cho cả đàn uống trong 24 giờ đầu tiên. Đối với những con yếu bạn hãy sử dụng xi lanh và bơm trực tiếp vào diều khoảng 2-3ml. Sau khoảng 4-5 ngày cho gà sử dụng đều đặn thì chúng có thể tự đứng dậy và tự ăn uống được.
Bước 2: Tiêm kháng thể thuốc Gumboro với liều lượng như sau: Gà có trọng lượng dưới 0,5kg thì hãy tiêm 1ml/con và những con trên 0,5kg tiêm 2ml/con.
Lưu ý, không nên sử dụng thuốc kháng sinh khi trị bệnh Gumboro ở gà, như thế sẽ làm tỷ lệ gà chết tăng cao. Nếu có bệnh thứ phát xuất hiện thì phải dùng thuốc điều trị phù hợp cùng với nửa liều lượng trên trong 3 ngày đầu, sau đó tăng từ từ trong 2-3 ngày kế tiếp.
Kết luận
Như vậy qua chuyên mục mà SV388 mang đến chắc hẳn bạn đã biết được một số thông tin liên quan đến căn bệnh Gumboro ở gà cũng như triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có cách chăm sóc đàn gà mau lớn và đạt năng suất cao.