Gà bị sổ mũi khò khè bắt nguồn từ đâu? Giải pháp hữu dụng

gà bị sổ mũi khò khè

Gà bị sổ mũi khò khè là một điều vô cùng bất lợi đối với các sư kê khi trong quá trình chăn nuôi một trại gà. Hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng gà chết hàng loạt do sự lây nhiễm của căn bệnh này. Mọi người có sự băn khoăn về vấn đề này không cần phải lo lắng. Cùng SV388 thực hiện đúng cách theo các giải pháp hiệu quả được đề cập trong bài viết dưới đây.

Gà bị sổ mũi khò khè được nhận biết như thế nào?

Khi gà mắc phải bệnh này sẽ có những triệu chứng đi kèm mà mọi người có thể nhận biết được. Vì cơ bản là bệnh vốn rất phổ biến ở gà, đặc biệt xảy ra nhiều vào mùa đông vì đó là thời điểm gà dễ bị nhiễm lạnh. Sư kê phải có cách nhận biết rõ ràng để đưa ra được biện pháp kịp thời nhất, vì hậu quả nặng nề có thể dẫn đến việc tử vong ở gà.

Dấu hiệu gà bị sổ mũi khò khè đối với gà thịt đó là khi gà nằm trong khoảng 4 đến 8 tuần. Mọi người có thể nhận biết gà mắc bệnh bằng triệu chứng gà bị tiêu chảy phân xanh kết hợp với việc giảm ăn, viêm xoang mũi, chảy nước mũi. Hay gà trông có vẻ ủ rũ, kén ăn và bị sưng mắt,…

Đối với gà đẻ thì mọi người để ý trong điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc sau khi tiêm phòng, đổi chuồng, cắt mỏ,… Có sự thay đổi trong cuộc sống của gà thì mọi người cần quan tâm. Dấu hiệu mắc phải bệnh gà bị sổ mũi khò khè là chảy nước mũi, khò khè khó thở, ít ăn, cơ thể gầy ốm, tỷ lệ ấp nở thành công thấp, đồng thời sản lượng trứng có sự thuyên giảm.

gà bị sổ mũi khò khè
Cách nhận biết gà bị sổ mũi khò khè

Nắm bắt nguyên nhân gà bị sổ mũi khò khè

Trên thực tế, căn bệnh này ở gà không hiếm gặp và có rất nhiều nguyên nhân tạo ra căn bệnh này. Theo nghiên cứu, nguồn gốc bệnh được chẩn đoán là do một loại vi khuẩn mang tên Mycoplasma Galliseptium gây ra. Vi khuẩn này được phát triển trong điều kiện thời tiết có sự thay đổi đột ngột và không được tiêm phòng đầy đủ cho gà, dinh dưỡng gà kém cũng sẽ tạo ra bệnh.

Một số trường hợp mọi người nên quan tâm đến về đường lây truyền gây bệnh gà bị sổ mũi khò khè. Gà có thể mắc bệnh có thể bài thải vi khuẩn ra không khí nên nếu cùng một đang khi dùng chung thực phẩm, dụng cụ chăn nuôi thì chắc chắn sẽ có độ lây nhiễm cực kỳ lớn cho những con gà còn khỏe mạnh. 

Hoặc có thể bắt nguồn từ lây nhiễm mẹ sang con trong thời điểm trứng chưa được đẻ ra. Vì lúc này, gà mẹ có thể lây nhiễm bệnh cho trứng gà con. Gà đã khỏi bệnh nhưng sư kê cũng cần phải lưu ý vì rất có thể mang trùng còn sót lại. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi nhanh hơn.

gà bị sổ mũi khò khè
Các nguyên nhân chính gây bệnh khò khè

Một số cách điều trị bệnh gà bị sổ mũi khò khè

Trong mỗi trường hợp khác nhau của bệnh gà sẽ có một cách chữa trị tương ứng để giảm thiểu sự thiệt hại do căn bệnh này gây ra. Phù thuộc vào nhiều yếu tố đi kèm như dấu hiệu đặc biệt khác thì cách điều trị sẽ cụ thể như sau:

  • Gà bệnh khò khè kèm triệu chứng đờm và nước mũi xanh: Khả năng cao nhất là gà đang mắc phải chứng bệnh viêm hô hấp mãn tính. Mọi người có thể ứng dụng phương pháp điều trị như sau. Cho gà uống thuốc có chứa các chất cần thiết là Tylosin và Tilmicosin. Nếu gà có đờm thì cần phải chữa trị với thuốc tiêm chứa hợp chất Gentatylo hoặc Lincospecto.
  • Gà có dấu hiệu kèm theo là mệt mỏi, ủ rũ: Trường hợp gà bị bệnh này thường sẽ được điều trị với chất Doxycyclin do bác sĩ thú y chỉ định. Vì có thể đây là dấu hiệu của căn bệnh tụ huyết trùng và dẫn đến cái chết hàng loạt của nhiều con trong một đàn gà.
  • Nếu nghi ngờ gà đang mắc phải căn bệnh này thì mọi người có thể điều trị bằng cách sử dụng Ampicoli Pharm. Đây được xem là thuốc đặc trị để chữa bệnh cho gà được cung cấp từ Pharmavet Group. Mọi người cũng có thể sử dụng Cefa XL. Gold để trị bệnh hen khẹc hay viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng huyết do các nhà thuốc y phân phối.
gà bị sổ mũi khò khè
Sử dụng thuốc cho gà bị khò khè

Cách phòng tránh bệnh sổ mũi khò khè ở gà

Để đảm bảo được sự thông thoáng cho chuồng nuôi thì không khí phải luôn được lưu thông. Điều này càng cần thiết trong những giai đoạn chuyển mùa hay có sự thay đổi thời tiết. Đặc biệt trong thời điểm mưa nhiều thì hạn chế nuôi gà trong chuồng kín với mực độ cao. Đồng thời, phải loại bỏ được toàn bộ khí thải ra ngoài.

Trên thị trường đang ra mắt hợp chất men vi sinh và vitamin tổng hợp, tạo ra các sản phẩm chuyên dụng để vệ sinh chuồng trại. Và có thể xử lý được các tính trạng gà bị hen khò khè…

gà bị sổ mũi khò khè
Cách hay giúp né tránh bệnh khò khè ở gà

Kết bài

Những vấn đề cần nắm bắt khi quan tâm đến gà bị sổ mũi khò khè đều được bật mí một cách chi tiết. Hy vọng mỗi người chơi có thể tham khảo và hiểu rõ được căn bệnh này thông qua bài viết đã đề cập ở trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *