Chăn nuôi gà thả vườn hay gà công nghiệp được xem là một phương pháp truyền thống của người dân thế bạn đã biết được một số bệnh thường gặp ở gà con và cách điều trị tại nhà hiệu quả chưa. Phương pháp nào có thể ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan nhanh chóng. Hãy cùng SV388 theo dõi và tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Bệnh cầu trùng ở gà
Một số bệnh thường gặp ở gà con, ta không thể không kể đến căn bệnh cầu trùng này. Được xem là một loại bệnh có tỷ lệ chết cao, ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản ở gà. Khi gà mắc phải bệnh này sẽ có nhiều biểu hiện như ốm yếu, sốt cao, xệ cánh, bỏ ăn, tiêu chảy và hậu môn dính phân lẫn máu.
Gà con hoặc gà trưởng thành khi mắc phải bệnh này sẽ chết sau 2-7 ngày nếu như không phát hiện và chữa trị kịp lúc. Đối với căn bệnh nhiễm trùng máu này, bà con nên sử dụng những loại thuốc kháng sinh như Rigecoccin, EsB3, Furazolidon, Stenorol,.. cho gà uống đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Mặc khác, cũng nên bổ sung thêm các vitamin, chất điện giải để gà nhanh chóng hết bệnh nhé.
Bệnh tụ huyết trùng
Chắc hẳn, khi nhắc đến căn bệnh này, thì ai ai cũng đã nghe qua đúng không nào. Biểu hiện của bệnh này gây nên đó chính là gà thở khò khè, viêm mũi và chúng ta có thể dễ dàng nhận biết thông qua bệnh sưng phù ở đầu và mắt gà. Có thể nói, đây là một bệnh truyền nhiễm khá nặng, vì vậy bà con nên tách riêng cá thể nhiễm bệnh tránh việc lây lan trong môi trường không khí hoặc thông qua khi dùng chung nguồn nước.
Biện pháp chữa trị bệnh tụ huyết trùng khá đơn giản, bà con chỉ cần sử dụng các liều kháng sinh nhẹ hoặc trộn Furazolidon và cho gà sử dụng trong 5 ngày.
Bệnh thương hàn, bạch lỵ
Bệnh bạch lỵ hay còn có tên gọi khác là bệnh tiêu chảy ở gà, đây được xem là căn bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan rất nhanh chóng. Khi mắc phải căn bệnh này gà có nhiều biểu hiện như ủ rũ, diều phình to, gây chướng bụng và khiến gà biếng ăn, đi lại khó khăn.
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất đó chính là cách ly cá thể bị nhiễm bệnh và sử dụng Ampicillin, men tiêu hóa sử dụng liên tục trong 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bệnh căng diều khô chân ở gà
Bệnh cạnh một số bệnh thường gặp ở gà con như trên, căn bệnh khô chân cũng được xem là khá phổ biến đối với bất kỳ dòng gà nào. Triệu chứng biểu hiện ra rõ nhất ở căn bệnh này đó chính là biếng ăn, ủ rũ, gầy gò và chân thường co quắp lại.
Để dịch bệnh này được đẩy lùi nhanh chóng, bà con cần vệ sinh máng ăn, khử trùng chuồng trại sạch sẽ và sử dụng các dược phẩm như Enroseptyl-A và những vitamin, chất điện giải cần thiết giúp tăng đề kháng ở gà tốt hơn.
Bệnh giun sán
Những chú gà con khi mắc phải bệnh giun sán thường sẽ tự nhiên bị chậm chạp, còi cọc, hay thậm chí không phát triển trong một thời gian dài. Mặc khác, gà thường xuyên tiêu chảy, đi ngoài có nhiều phân trắng kèm theo đó là dịch nhầy.
Theo SV388, sau khi phát hiện gà có biểu hiện ở giai đoạn đầu tiên, bà con nên lập tức cách ly những chú gà bị bệnh nhằm tránh vi khuẩn phát tán rộng rãi hơn. Ngoài ra, hãy sử dụng thêm các thuốc đặc trị như Arecolin hoặc Bromosa chuyên trị giun sán. Đặc biệt, bà con hãy xem kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng cho gia cầm của mình nhé.
Bệnh viêm phế quản
Căn bệnh do một loại virus họ Corona – Viridae và thường lây lan qua hệ tiêu hóa và đường hô hấp. Mỗi khi gà hít phải vi khuẩn truyền nhiễm này, nhanh lập tức chúng sẽ sinh sản mầm bệnh này một cách nhanh chóng và lây lan bằng nhiều đường truyền khác nhau. Có thể nói, dịch bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà thế nhưng nặng nhất đó chính là gà con.
Khi gà mắc phải bệnh này, gà con thường có biểu hiện như chảy nước mũi, uể oải, đi ngoài phân trắng kèm theo máu. Hầu như tỷ lệ gà mắc phải bệnh này có thể lên đến 100% nhưng chết khoảng 30%. Đối với những gà mái đẻ trứng sẽ thường xuất hiện triệu chứng về hô hấp cũng như giảm chất lượng sản sinh trứng.
Để phòng chống căn bệnh này và hạn chế sự lây lan của bệnh cho các cá thể khỏe mạnh, bà con nên vệ sinh và sát trùng chuồng trại hiệu quả và bổ sung thuốc kháng sinh vào thức ăn, nước uống của gà.
Bệnh tích và khả năng lây truyền
Bệnh tích được biết đến là một trong những căn bệnh khiến mào và tích của gà bị sưng to. Chúng còn có thể viêm phù ở khí quản hoặc viêm buồng trứng đối với gà mái trong giai đoạn sinh sản. Khi gà mắc phải bệnh này, các nội tạng hoặc niêm mạc sẽ bị xuất huyết và nặng nhất đó chính là ở đường tiêu hóa và dạ dày, manh tràng.
Khả năng lây lan của dịch bệnh này khá nặng, các vi khuẩn thường kí sinh trong các vật dụng chăn nuôi, chất độn chuồng hoặc ngay trên lông và chân của vật nuôi. Vì thế, nếu như thấy đàn gà có bệnh tích và các triệu chứng giai đoạn đầu cần phải xử lý kịp thời nhằm hạn chế sự phát tán lây lan.
Kết luận
Trên đây là một số bệnh thường gặp ở gà con và cách xử lý điều trị tại nhà mà anh em có thể tham khảo nhanh chóng. Hy vọng chuyên mục này sẽ mang đến cho bạn kiến thức và phương pháp điều trị hợp lý cho từng căn bệnh cụ thể.