Có thể nói, hiện nay, căn bệnh tụ huyết trùng ở gà gây ảnh hưởng rất lớn đối với năng suất phát triển của bà con. Căn bệnh này có khả năng lây lan khiến tỷ lệ gà có thể chết so với tổng đàn hơn 80%. Vậy nếu không nhanh tay tìm được phương pháp chữa trị thì sẽ thế nào? Hãy cùng SV388 tìm hiểu ngay trong chuyên mục sau.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà là gì?
Bệnh tụ huyết trùng hay còn được gọi với tên là bệnh toi gà, thường xuất hiện trong các thời điểm giao mùa, đặc biệt ở những khu vực thuộc khí hậu nóng ẩm. Bệnh tụ huyết trùng ở gà thường do vi khuẩn gây ra và ký sinh trên cơ thể của gà, sau đó phát tán, gieo mầm bệnh những nơi mà nó đi qua. Đặc trưng của căn bệnh này đó chính là hiện tượng xuất huyết màng niêm mạc và hoạt tử ở gan.
Hầu hết, những gia cầm trong tự nhiên đều có nguy cơ nhiễm phải bệnh này, nhưng gà và vịt lại có nguy cơ bùng phát nhanh nhất và tạo thành các ổ dịch lớn. Nếu như không được kiểm soát và có chế độ phòng ngừa sẽ lan rộng ra khắp nơi. Đặc biệt những loài chim hoang dã hoặc tự nhiên đều là nguy cơ và có thể là vật chủ khơi nên mầm bệnh này.
Nguyên nhân gây nên bệnh tụ huyết trùng
Có thể nói, nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh này đó chính là do vi khuẩn Pasteurella Multocida gây nên và phân nhanh thành 3 dạng bào tử khác thông qua đường tiêu hóa và hệ hô hấp là chính. Mặc khác thông qua vết thương ngoài da hoặc lây lan khi tiếp xúc gia cầm bị nhiễm bệnh.
Trong đó, chủng Multocida được xem là phổ biến nhất vì gây nên căn bệnh tụ huyết trùng ở gà và khiến tỷ lệ tử vong mạnh mẽ nhất.
Đặc biệt, chủng bệnh này còn đi sâu trực tiếp thông qua đường máu của gà, sau đó lây lan đến khắp các cơ quan khiến viêm nhiễm và tụ máu đông. Ngày nay, mầm bệnh này còn có thể tồn tại trong nước uống, thức ăn, không khí hoặc trong điều kiện chăn nuôi có quá nhiều bụi bẩn, ẩm mốc.
Các triệu chứng của căn bệnh tụ huyết trùng
Bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra ở 3 chủng thể đó là thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mãn tính.
Thể quá cấp tính
Thể quá cấp tính thường xảy ra khá nhanh và đột ngột vì thế thông qua cơ thể gia cầm, người chăn nuôi không thể quan sát được hiện tượng gì ở gà. Có khi chỉ vài tiếng sau, gà đã lăn ra chết, có con ủ rũ, biếng ăn, đập cánh sau đó chết tại chỗ. Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy da của gà có màu tím bầm, mũi miệng chảy ra chất nhờn đôi khi có cả máu đi kèm, mào căng phồng.
Thể cấp tính
- Chủng bệnh này thường xảy ra khá nhiều trên gia cầm và ủ bệnh từ 2-3 ngày sau đó mới tiếp tục phát bệnh.
- Biểu hiện rõ thấy nhất của thể cấp tính là gà sốt cao, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp và xõa cánh.
- Miệng có dãi, thở khò khè, sùi bọt mép và tím tái cơ thể bị máu tụ huyết,
- Trong thời kỳ bị bệnh gà sẽ có dấu hiệu đi ngoài phân trắng, sau đó chuyển sang màu xanh kèm theo đó là chất nhầy nhụa hôi tanh.
- Sau 24-72 giờ gà sẽ lăn ra chết vì kiệt sức, ngạt thở và hiện tượng liệt chân duỗi thẳng thường xuất hiện trên 50%.
Thể mãn tính
Thể mãn tính cũng được xem xảy ra khá nhiều lên cơ thể gà làm ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi và gà biếng ăn chậm lớn, hạn chế sự phát triển. Khi nhiễm phải chủng bệnh này, gà thường có biểu hiện:
Mào có biểu hiện sưng phù do bị tích nước, chỗ hoại tử bị bệnh tụ huyết trùng cũng dần bị cứng và đi theo gà suốt đời.
Gà khó thở, gầy yếu, viêm kết mạc, có khi bị sưng khớp, gà mái có tỷ lệ đẻ kém và chất lượng trứng cũng không đạt năng suất.
Mặc khác, gà còn có hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài kèm theo bọt máu như lòng đỏ và màng não dễ dàng bị hoại tử.
Cách điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Có rất nhiều cách phòng ngừa căn bệnh tụ huyết trùng hiện nay, anh em có thể tham khảo để đảm bảo đàn gà của bạn được bảo vệ hiệu quả nhất.
Vệ sinh chuồng trại
Khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, đầu tiên cần phải sát trùng và tiêu độc chuồng trại thường xuyên tại mọi ngóc ngách trong trang trại.
Xử lý hoặc tiêu hủy gà chết nhanh chóng, cách ly những chú gà khỏe mạnh ra riêng để tiện điều trị và chăm sóc. Đối với những chú gà còn khỏe mạnh, hãy chăm sóc và cho ăn với chế độ dinh dưỡng nhất. Mặc khác bổ sung thêm vitamin và chất điện giải giúp đề kháng của gà được tăng cường.
Dùng vitamin, men tiêu hóa giải độc
Hãy tăng cường đề kháng cho gà bằng cách bổ sung thêm nhiều khoáng chất, vitamin tổng hợp giúp gà cầm máu và chống xuất huyết.
Bên cạnh đó, hãy cho thêm thuốc giải độc gan bằng cách pha vào nước uống các thành phần như sorbitol và axit amin.
Sử dụng vacxin
Người xưa thường có câu, phòng bệnh hơn chữa bệnh vì thế, trong chăn nuôi bà con nên chủ động phòng ngừa bệnh tật trước khi chúng xảy ra bằng cách tiêm vacxin định kỳ cho gà theo hướng dẫn tối ưu nhất.
Kết luận
Nhằm tránh căn bệnh tụ huyết trùng ở gà được phòng ngừa hiệu quả nhất, bà con nên thực hiện lịch tiêm phòng đầy đủ cũng như luôn giữ vệ sinh trang trại sạch sẽ giúp dịch bệnh được đẩy lùi tốt nhất.